Ăn nhiều đường mía cũng như ăn nhiều muối, nhiều chất béo đều dẫn đến bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, loãng xương và bệnh mắt. Chính vì vậy, người cao tuổi không nên ăn nhiều đường mía. Khi cần ăn ngọt, có thể dùng mật ong thay thế, và như vậy vừa có thể ăn ngọt lại vừa có thể bảo vệ sức khỏe.
Họ đã tách riêng được chất này, xác định công thức hóa học của nó và thử nghiệm tác dụng chữa bệnh. Theo họ, chất protid này có thể dùng để chữa bỏng và các vết nhiễm trùng trên da.
Ảnh minh họa |
Bệnh dạ dày
Những người trung niên và lớn tuổi bị các bệnh về dạ dày nên thường xuyên uống mật ong, bởi vì mật ong có tác dụng điều tiết acid dạ dày, có thể dần dần điều tiết độ acid đạt đến mức bình thường.
Cách dùng: những người dạ dày ít acid, trước bữa ăn có thể ăn một ít mật ong, cũng có thể pha một ít nước nguội vào để uống. Những người có nhiều acid dạ dày thì nên pha mật ong với nước ấm để uống trước bữa ăn một giờ rưỡi hoặc sau bữa ăn 3 giờ.
Bệnh hô hấp
Mật ong có tác dụng giảm viêm, giảm đờm, mát phổi, trị ho. Cách điều trị ho tốt nhất là ăn lê cùng với mật ong.
Cách làm: thái lát mỏng một quả lê rồi trộn với mật ong, một ngày ăn vài lần.
Bệnh tim mạch
Thường xuyên ăn mật ong có tác dụng bảo vệ mạch máu, hạ huyết áp, tăng cường tiêu hóa, dễ đại tiện.
Cách dùng: trước khi ăn sáng uống một cốc nước mật ong, và buổi tối trước khi đi ngủ lại uống một cốc nữa.
Bệnh đường ruột
Mật ong còn có tác dụng tăng cường sức co bóp của đường ruột, có thể rút ngắn rõ rệt thời gian đại tiện.
Cách dùng: uống khoảng 25g mật ong vào trước bữa ăn sáng và tối.
Giải rượu
Chất đường hoa quả trong mật ong có thể phân giải việc hấp thụ chất cồn, vì vậy có thể giúp tỉnh rượu nhanh hơn và không bị nhức đầu sau khi uống rượu. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh mạn tính như: viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Cách dùng: trước khi uống rượu nên ăn khoảng 50g mật ong hoặc mấy chiếc bánh quy phết mật ong. Sau khi uống rượu cũng nên uống nước mật ong. Mật ong sẽ nhanh chóng bổ sung nhu cầu năng lượng của não.
Cung cấp năng lượng
Cơ thể có thể nhanh chóng hấp thụ chất đường hoa quả và glucoza của mật ong, cải thiện tình hình dinh dưỡng trong máu.
Cách dùng: uống một cốc nước mật ong vào buổi trưa.
Giúp dễ ngủ
Glucoza, các vitamin, magiê, photpho trong mật ong có thể điều tiết chức năng của hệ thần kinh, khiến cho thần kinh đỡ căng thẳng và ngủ được ngon giấc.
Mật ong không có tác dụng phụ như những loại thuốc khác. Mật ong hoa táo có tác dụng hỗ trợ thần kinh tốt nhất.
Cách dùng: trước khi đi ngủ uống một thìa mật ong.
Mật ong có thể thay thuốc kháng sinh
Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm thấy trong mật ong một thành phần mới trước đây chưa hề biết đến có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
Chất defensin-1 trong mật ong có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả |
Theo tin của hãng thông tấn Nga Rosbalt, các chuyên gia Khoa Vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Amsterdam đã phát hiện hệ miễn dịch của ong sản xuất ra một chất protid có tên là defensin-1, có trong thành phần của mật.
Họ đã tách riêng được chất này, xác định công thức hóa học của nó và thử nghiệm tác dụng chữa bệnh. Theo họ, chất protid này có thể dùng để chữa bỏng và các vết nhiễm trùng trên da.
Song không chỉ có vậy. Chất họ phát hiện có khả năng chống lại được một số vi khuẩn gây bệnh đã “nhờn” với thuốc kháng sinh vì thế trong một số trường hợp có thể thay thuốc kháng sinh hiện hành.
“Từ lâu, người ta đã biết mật ong có tác dụng kháng khuẩn, nhưng chưa biết rõ hoàn toàn mật giết chết các vi khuẩn như thế nào. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã phát hiện những yếu tố đóng góp hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm thiên nhiên này. Một trong những yếu tố đó là defensine-1, chất chông vi sinh vật mà y học chưa hề nói đến”, bác sĩ Paul Kwakman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học nói.
Ông cho biết, ông cho biết ông và các đồng nghiệp đã phát hiện chất này diệt được nhiều loại vi khuẩn đã “nhờn” với các chất kháng sinh gây bệnh. Cụ thể là vi khuẩn Staphylococcus aureus (gây nhọt và các apxe nội) đã nhờn với methicillin, Enterococcus faecium (gây viêm đại tràng, ruột non) nhờn với vancomycin,Ppseudomonas aeruginosa (gây nhiễm trùng đường tiểu) đã nhờn với ciprofloxacin…