Ong thợ gom góp phấn hoa từ nhụy đực của hoa để tạo nên loại dược thảo nầy. Phấn hoa được coi như là một loại dược thảo làm giảm cân nhờ vào tính thúc đẩy tiêu hao nhiệt lượng một cách tự nhiên. Nó còn làm tăng sức mạnh và sự chịu đựng của cơ thể mà không gây phản ứng phụ. Một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm của Pratt Íntitute ở New York cho thấy phấn hoa giúp các vận động viên thể dục hồi phục thể lực một cách nhanh chóng sau các trận tranh tài căng thẳng.
Phấn hoa là tế bào đực dùng để truyền giống của cây hoa. Sự thụ phấn với nhụy cái thành công sẽ tạo hạt. Đối với ong, phấn hoa là sản phẩm quan trọng không chỉ cho riêng chúng mà chúng còn giúp cây hoa trong việc truyền giống. Tất cả các chất dinh dưỡng trong mật ong có được là từ phấn hoa mà các ong thợ gom góp.
Lúc đầu con người chỉ chú ý đến mật ong chứ hoàn tòan không để ý đến phấn hoa. Chỉ mới vài chục năm gần đây, người Đông Âu bắt đầu đánh giá phấn hoa, rồi đến người Tây Âu, tiếp theo là dân Bắc Mỹ. Trong thập niên 1970, phấn hoa trở thành một đề tài sôi nổi ở châu Mỹ đến nổi một vị Tổng Thống đã trở thành khách hàng sử dụng phấn hoa.
Không phải phấn hoa nào cũng được cấu tạo giống nhau. Ong thợ thu gom phấn hoa từ nhiều loại hoa khác nhau nên các chất bổ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người. Mật ong được xếp vào loại dược thảo hảo hạng cho tạng phủ (theo Schmalzel, 1980). Hỗn hợp phấn hoa còn có thể làm hòa tan chất bổ dạng kiềm và cả các chất độc. Rất khó để phân tích cho rõ ràng chất lượng và thành phần của phấn hoa, nhưng nói chung thì thành phần hóa học của phấn hoa được chia ra như sau: 24% chất đạm, 27% chất đường bột, trong đó phần nhiều là đường đơn được bổ sung bằng mật hoa và mật ong tạo thành hạt phấn. Hầu hết phấn hoa chỉ chứa 5% chất béo nhưng loại chất béo này cơ thể con người rất khó có thể hấp thu, vì vậy nó không đóng góp vào thành phần năng lượng cho cơ thể. Phấn hoa còn chứa nhiều khoáng chất như chất sắt, vôi, pô-tát, kẻm, đồng, ma-nhê và măng-gan. Chỉ dùng một hoặc vài gram trong ngày là có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có rất ít muối trong phấn hoa nhưng lại rất giàu các sinh tố nhóm B như sinh tố B1, Riboflavin, niacin, folic acid, pantothenic acid, biotin, và sinh tố B6. Nó không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D, K, và E.
Phấn hoa chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, ngọai trừ thịt gà. 50% đạm và 7,5 lần sắt nhiều hơn thịt bò. Rất giàu chất ca-rô-tin, tiền sinh tố A, nhiều sinh tố A hơn cả bắp cải. Vì vậy, phấn hoa đươc coi là thức ăn tuyệt hảo của con người.
Phần lớn các nhà cung cấp khuyến khích bạn chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ phấn hoa lúc mới bắt đầu sử dụng. Cũng có nhiều ý kiến nghi ngại về những dị ứng có thể có của phấn hoa. Tuy nhiên, trong số hàng triệu người dùng, rất hiếm báo cáo được ghi nhận về vấn đề này. Một vài cá nhân quá nhạy cảm có thể bị đau bụng, ngứa, mệt mỏi, suyển, nhức đầu, hoặc tiêu chảy. Chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo khi dùng phấn hoa.
Nhiều tài liệu cho thấy phấn hoa có công hiệu trong việc chữa trị viêm tuyến tiền liệt, bảo vệ cơ thể chống lại phóng xạ của tia X, làm giảm triệu chứng của bệnh sốt mùa hè. Các nghiên cứu cũng xác nhận phấn hoa rất hữu ích cho các vận động viên thể dục trong lúc thi đấu, là dược thảo thiên nhiên giúp giảm cân bằng cách làm tiêu hao thêm nhiều năng lượng, làm tăng sức mạnh và sự chịu đựng, tăng cường hệ thống miễn nhiễm, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh tật và sự nhiễm trùng. Theo Devlin, 1981, và Thorsons, 1989, phấn hoa làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh loét bao tử, cảm mạo, nhiễm trùng, các dị ứng, và làm hưng phấn tình dục nhờ nâng cao khả năng bài tiết kích thích tố (hormone) trong thân thể.
(Nguồn : www.duocthaotrexanh.com)
Phấn hoa là tế bào đực dùng để truyền giống của cây hoa. Sự thụ phấn với nhụy cái thành công sẽ tạo hạt. Đối với ong, phấn hoa là sản phẩm quan trọng không chỉ cho riêng chúng mà chúng còn giúp cây hoa trong việc truyền giống. Tất cả các chất dinh dưỡng trong mật ong có được là từ phấn hoa mà các ong thợ gom góp.
Lúc đầu con người chỉ chú ý đến mật ong chứ hoàn tòan không để ý đến phấn hoa. Chỉ mới vài chục năm gần đây, người Đông Âu bắt đầu đánh giá phấn hoa, rồi đến người Tây Âu, tiếp theo là dân Bắc Mỹ. Trong thập niên 1970, phấn hoa trở thành một đề tài sôi nổi ở châu Mỹ đến nổi một vị Tổng Thống đã trở thành khách hàng sử dụng phấn hoa.
Không phải phấn hoa nào cũng được cấu tạo giống nhau. Ong thợ thu gom phấn hoa từ nhiều loại hoa khác nhau nên các chất bổ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người. Mật ong được xếp vào loại dược thảo hảo hạng cho tạng phủ (theo Schmalzel, 1980). Hỗn hợp phấn hoa còn có thể làm hòa tan chất bổ dạng kiềm và cả các chất độc. Rất khó để phân tích cho rõ ràng chất lượng và thành phần của phấn hoa, nhưng nói chung thì thành phần hóa học của phấn hoa được chia ra như sau: 24% chất đạm, 27% chất đường bột, trong đó phần nhiều là đường đơn được bổ sung bằng mật hoa và mật ong tạo thành hạt phấn. Hầu hết phấn hoa chỉ chứa 5% chất béo nhưng loại chất béo này cơ thể con người rất khó có thể hấp thu, vì vậy nó không đóng góp vào thành phần năng lượng cho cơ thể. Phấn hoa còn chứa nhiều khoáng chất như chất sắt, vôi, pô-tát, kẻm, đồng, ma-nhê và măng-gan. Chỉ dùng một hoặc vài gram trong ngày là có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có rất ít muối trong phấn hoa nhưng lại rất giàu các sinh tố nhóm B như sinh tố B1, Riboflavin, niacin, folic acid, pantothenic acid, biotin, và sinh tố B6. Nó không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D, K, và E.
Phấn hoa chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, ngọai trừ thịt gà. 50% đạm và 7,5 lần sắt nhiều hơn thịt bò. Rất giàu chất ca-rô-tin, tiền sinh tố A, nhiều sinh tố A hơn cả bắp cải. Vì vậy, phấn hoa đươc coi là thức ăn tuyệt hảo của con người.
Phần lớn các nhà cung cấp khuyến khích bạn chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ phấn hoa lúc mới bắt đầu sử dụng. Cũng có nhiều ý kiến nghi ngại về những dị ứng có thể có của phấn hoa. Tuy nhiên, trong số hàng triệu người dùng, rất hiếm báo cáo được ghi nhận về vấn đề này. Một vài cá nhân quá nhạy cảm có thể bị đau bụng, ngứa, mệt mỏi, suyển, nhức đầu, hoặc tiêu chảy. Chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo khi dùng phấn hoa.
Nhiều tài liệu cho thấy phấn hoa có công hiệu trong việc chữa trị viêm tuyến tiền liệt, bảo vệ cơ thể chống lại phóng xạ của tia X, làm giảm triệu chứng của bệnh sốt mùa hè. Các nghiên cứu cũng xác nhận phấn hoa rất hữu ích cho các vận động viên thể dục trong lúc thi đấu, là dược thảo thiên nhiên giúp giảm cân bằng cách làm tiêu hao thêm nhiều năng lượng, làm tăng sức mạnh và sự chịu đựng, tăng cường hệ thống miễn nhiễm, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh tật và sự nhiễm trùng. Theo Devlin, 1981, và Thorsons, 1989, phấn hoa làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh loét bao tử, cảm mạo, nhiễm trùng, các dị ứng, và làm hưng phấn tình dục nhờ nâng cao khả năng bài tiết kích thích tố (hormone) trong thân thể.
(Nguồn : www.duocthaotrexanh.com)