Mật ong là chất lỏng sánh, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, do ong hút các dịch ngọt tiết ra từ các bộ phận sống của cây như lá, hoa, chồi hoặc dịch tiết của một số loại côn trùng rồi đem về tổ, sau đó được ong chế biến và luyện thành mật ong, bằng cách cho bốc hơi nước đi và bổ sung thêm một số en-zim. Sau khi mật “chín”, ong sẽ trữ mật trong các lỗ tổ và hàn nắp lại để bảo quản.
Mật ong không được có bất kỳ hương vị hoặc mùi khó chịu nào, không được có chất lạ trong quá trình chế biến và bảo quản, cũng như không chứa những chất độc thực vật tự nhiên với hàm lượng có thể gây hại cho sức khoẻ con người. Mật ong thì có 2 loại đó là Mật ong rừng (mật ong tự nhiên) và mật ong nuôi.
Các thành phần cơ bản trong mật ong
Các thành phần cơ bản trong mật ong
Mật ong có thành phần rất phức tạp, nguồn hoa khác nhau thì thành phần của mật ong cũng khác nhau. Có khoảng 100 chất khác nhau có giá trị tốt đối với cơ thể con người.
Nước: Hàm lượng nước là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá mật ong tốt. Tiêu chuẩn về hàm lượng nước trong mật ong tốt là từ 19 đến 22%. Nếu hàm lượng nước trong mật ong cao hơn 22%, mật ong sẽ rất khó bảo quản và dễ bị biến chất (dễ lên men và bị chua)
Đường: Chủ yếu là đường glucose và levulose chiếm 60 – 70%; saccharose (đường mía) khoảng 3 – 10% và một số đường khác như mantose, oligosac-charid.
Mật ong rất giàu vitamin, nhất là vitamin B1, B12, B3, B5, C, H, K, A, E và acid folic.
Mật ong còn chứa các acid hữu cơ, đều là các acid quan trọng như: acid citric, acid tartric, acid formic, acid malic, acid oxalic …
Đặc biệt rất giàu các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng như: Na, Ca, Fe, K, Mg, Al, Mo, Ag, Ba, Au, Co, Mn, Ra, Si, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti,…
Acid amin trong mật ong bao gồm alanin, arginin, glutamic acid, aspartic acid, histidin, isoleucin, leucin, lysin, phenylalanin, prolin, serin, threonin, ty-rosin, tryptophan, valin, glycin. Đây là những acid amin (chất đạm) rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.