Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng có cảm giác 'đau đớn' khi khó nhọc hỗ trợ con giải quyết 'đầu ra'.
Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng có cảm giác 'đau đớn' khi khó nhọc hỗ trợ con giải quyết 'đầu ra'. (Ảnh minh họa).
Nhóc nhà mình bị táo bón khi được 24 tháng tuổi. Vì bé ‘đành hanh’, không chịu bú bình, mình phải lấy muỗng cho bé uống từng thìa nước nhỏ rất khó khăn. Hơn nữa, trong thời kỳ ‘kinh hoàng’ đó, nàng lại biếng ăn nên mình lo quýnh và stress ghê gớm. Mình ‘bán than’, hỏi han khắp mặt người thân và bạn bè có con nhỏ để ‘kiếm chác’ vài món ăn hoặc bài thuốc hay cải thiện tình trạng bé táo bón nhưng xem ra vẫn chẳng ăn thua.
Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng có cảm giác 'đau đớn' khi khó nhọc hỗ trợ con giải quyết 'đầu ra'. (Ảnh minh họa).
Mỗi lần cho con đi vệ sinh, nhìn con nhăn nhó rồi khóc nấc vì đau mỗi cơn mót rặn, mình lại trực trào nước mắt. Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng bất lực trước những viên phân khô cứng cứ lỳ lợm tồn đọng trong trực tràng nhỏ bé và có cảm giác ‘đau đớn’ giống mình khi phải khó nhọc hỗ trợ con giải quyết ‘đầu ra’? Cũng may, như ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’, có bà bác từ Sài Gòn ra công tác, ghé chơi nhà mình và mách cho mẹo:
Táo bón: dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều rồi cho bé uống lúc bụng đói. Ngày cho trẻ dùng hai lần sáng và chiều.
Tin tưởng, mình làm theo. Chẳng thể ngờ, buổi sáng sau hai ngày uống, con gái đến bên giật giật tay‘Đi ị, đi ị'. Lúc con đi, mình lặng lẽ quan sát sự lạ và tủm tỉm vì không còn thấy tiếng rên ‘ự ự’ hay nét mặt bí xị của con. Mình cũng hết sức ngỡ ngàng vì phân không còn ở dạng viên thâm đen khô cứng nữa, mà rất bình thường với màu vàng tươi.
Vui đến phát khóc, mình hí hửng khoe ngay với anh xã. Thế là nước mía + mật ong đã cứu mình một bàn thua trông thấy. Mình kiên trì cho con uống hơn một tháng, kể từ đó bệnh táo bón cũng 'giã từ dĩ vãn'.
Từ việc mắc lỗi để con bị táo bón, mình cũng rút ra được bài học 'nhớn' và thường xoa bóp giúp con nhuận tràng hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Cho trẻ nằm ngửa trên giường. Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
Theo chia sẻ của quynhhoa...@..(Eva)