Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến do những biến chứng liên quan đến tim mạch. Người bị coi là mắc bệnh khi huyết áp từ 140/90 trở lên (140 là huyết áp tối đa hay tâm thu, còn 90 là huyết áp tối thiểu hay tâm trương).
Chế độ ăn uống của bệnh nhân cao huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng của bệnh. Theo các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Harvard, chế độ ăn uống khoa học, phù hợp chính là "liều thuốc quý" giúp nhanh chóng cải thiện chứng cao huyết áp.
Một cuộc khảo sát với 456 bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao (160/90). Họ đã được áp dụng những chế độ ăn uống rất khoa học trong vòng 3 tuần với các tiêu chí như sau:
- Dần dần thay đổi thói quen ăn uống
- Chú trọng đến bữa ăn có nhiều cácbonhydrat như ngũ cốc, đậu.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Xem thịt như một phần hay thực phẩm "phụ" của bữa ăn.
- Cắt giảm chất béo.
- Một kết quả đáng mừng đã cho thấy huyết áp của họ đã giảm hơn so với thường lệ nhờ vào chế độ ăn uống khoa học (giảm từ 2,8 - 5,5mmg).
Sau đây là những loại thực phẩm bạn nên và không nên thu nạp khi bị mắc chứng tăng huyết áp:
- Tránh những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Natri lớn.
Natri làm co mạch khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường. Chính vì thế, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyện máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.
Những loại thực phẩm có chứa nhiều natri như muối, thịt hộp, snack mặn, bơ và các loại thực phẩm đóng hộp khác.
- Nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi. Những loại thực phẩm đã kể trên đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, giúp bạn có thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Hạn chế thêm muối vào các loại thực phẩm (nhất là rau)
Bạn thường có thói quen nêm muối vào các món ăn trong quá trình sơ chế và nấu, tuy nhiên điều này lại có những ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân cao huyết áp. Bởi vậy bạn nên dần từ bỏ thói quen nêm muối vào các món ăn.
- Thay thế muối.
Hãy thay thế việc thu nạp muối hay các loại thực phẩm có chứa nhiều natri vào cơ thể bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và kẽm để giúp hạ thấp áp lực của máu..
Những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa ít béo, đậu xanh, cá hồi cả xương, súp lơ, rau bina và đậu phụ. Loại thực phẩm chứ nhiều kẽm như các loại đậu và hạt như hướng dương, hạt vừng, lạc.
- Hạn chế "nạp" những chất béo no.
Chất béo no hay còn gọi là chất béo bão hoà chính là thủ phạm làm tăng thêm chất lipoproteins (LDL) gây ảnh hưởng xấu đến động mạch vành, chứng tăng huyết áp, dễ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, bệnh huyết áp cao cũng có thể điều trị bằng việc dùng thuốc. Để biết rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
- Cắt giảm chất béo
Một kết quả đáng mừng đã cho thấy huyết áp của họ đã giảm hơn so với thường lệ nhờ vào chế độ ăn uống khoa học.
Sau đây xin đưa ra một thực đơn khoa học mà các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tuân theo:
Cơ thể bạn mỗi ngày cần nạp khoảng 2.000calo từ những nhóm thực phẩm sau:
- Ngũ cốc : 8 phần
- Rau : 4 phần
- Trái cây : 5 phần
- Các sản phẩm từ bơ sữa đã gạn kem: 3 phần.
- Thịt, các loại thịt gia cầm, cá: 2 phần
- Các loại hạt, vừng, lạc: 1 phần
- Chất béo và dầu: 2,5 phần
Lưu ý: Bên cạnh kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần duy trì việc luyện tập đều đặn, kèm theo đó là bỏ thuốc lá, rượu; luôn giữ cho tâm lý ở trạng thái cân bằng, tránh căng thẳng.
Bạn nên giảm cân nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thừa cân và béo phì.
(Theo Dantri.com.vn)