Bài thuốc: Sữa ấm hòa với mật ong chữa khàn giọng
Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè.
Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.
Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa; tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt; không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.
Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày; ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.
Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr); thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr); nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr); sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr); cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.
Bài thuốc: Mật ong chữa bệnh ho đêm ở trẻ em
Tổng hợp: http://www.mat-ong.net/
Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè.
Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.
Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa; tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt; không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.
Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày; ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.
Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr); thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr); nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr); sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr); cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.
Bài thuốc: Mật ong chữa bệnh ho đêm ở trẻ em
Bác sĩ Herman Avner Cohen, thuộc phòng khám nhi khoa Petach Tikva, Israel, vừa đưa ra kết luận mật ong có hiệu quả hơn giả dược để kiểm soát ho về đêm ở trẻ em bị viêm hô hấp trên (viêm mũi họng, thanh quản).
Nghiên cứu thực hiện trên 300 bé viêm hô hấp trên, 1-5 tuổi, có triệu chứng ho đêm. Các bé được chia thành bốn nhóm, trước khi ngủ 30 phút, mỗi nhóm uống một trong bốn loại sau: 10g mật ong có mùi khuynh diệp, mùi chanh, mùi bạc hà hoặc giả dược (dung dịch đường chiết xuất từ cây cọ).
Dựa vào thang điểm đánh giá mức độ ho và khó ngủ của bé, kết quả cho thấy mỗi loại mật ong nêu trên đều hiệu quả hơn giả dược khi điều trị ho (cải thiện ho về đêm, giấc ngủ của bé và bố mẹ tốt hơn).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tác giả, mật ong có thể sử dụng như thuốc giảm ho ở các bé 1-5 tuổi bị viêm hô hấp trên.
Khi trời trở lạnh, trẻ rất dễ bị ho. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, nhiều bà mẹ đã chọn phương án là cho trẻ uống mật ong, hoặc chế biến những món mật ong với quất, đường … để mát phổi và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Tác dụng của mật ong đối với trẻ đã được nhiều chuyên gia khẳng định. Tuy nhiên, để các mẹ yên tâm và có cách sử dụng mật ong đúng cho trẻ, chúng ta cùng đến với ý kiến của các chuyên gia dưới đây.
Hỏi đáp: tác dụng của mật ong với trẻ nhỏ
Những tác dụng của mật ong với trẻ nhỏ được biết đến như:
- Mật ong có khả năng bù đắp năng lượng, gia tăng sự dẻo dai và phục hồi sức đề kháng của cơ thể trong thời tiết lạnh. Dùng mật ong cho trẻ trong thời tiết lạnh sẽ chống cảm lạnh và ho.
- Với tác dụng kháng vi khuẩn và xoa dịu, mật ong còn giúp ngăn ngừa các bệnh tai, mũi, họng, phế quản.
- Mật ong rất hữu hiệu trong việc sát trùng, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt, da bị chai phồng hoặc những vết thương nhỏ ở làn da non nớt của trẻ…
Ý kiến của các chuyên gia:
Giáo sư Vương Kim Dung Chủ tịch Hội chữa bệnh bằng mật ong của Trung Quốc cho biết, ở Trung Quốc uống mật ong để chữa bệnh đã có hàng mấy nghìn năm lịch sử. Mật ong dinh dưỡng rất phong phú, hàm lượng glucôza và đường trái cây chiếm khoảng 70%, còn có hàm lượng Prô-tít, muối hữu cơ, a-xít hữu cơ, nhiều loại vitamin và các chất can-xi, magiê, ka-li, phốtpho v.v, vừa là chất bổ giàu dinh dưỡng, lại có tác dụng chữa bệnh, vì vậy, có nhiều người thích uống mật ong.
Tuy mật ong có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ, nhưng cũng có một số thành phần không thích hợp cho trẻ, đặc biệt la trẻ sơ sinh. Vì vậy việc sử dụng mật ong phải căn cứ vào tình hình của từng đứa trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong
Hiện nay, ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài về cho trẻ uống mật ong là như nhau: Đối với trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống mật ong, sau một tuổi nếu cần thiết thì cho trẻ uống một ít.
Ở trẻ sơ sinh, do khả năng đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên khi cho trẻ uống mật ong, bà mẹ cần lưu ý vì có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do sự hiện hữu của vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong. Điều này dẫn đến việc cản trở quá trình truyền tín hiệu từ các cơ quan đến hệ thần kinh trung ương và ngược lại, trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, vận động và hô hấp. Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc là trẻ bị táo bón, người uể oải, kém ăn, bỏ bú sữa, khóc dai dẳng và yếu ớt, suy giảm khả năng vận động và các cơ bị suy yếu… Trường hợp này có thể trị dứt hẳn khi những triệu chứng ngộ độc ở trẻ được phát hiện sớm để đưa đến bác sĩ kịp thời chữa trị. Thông thường, triệu chứng ngộ độc của mật ong xuất hiện trong khoảng từ 18 – 36 tiếng đồng hồ. Bệnh có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ từ 3 – 6 tuần tuổi và nguy cơ này sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 năm tuổi.
Tuy nhiên, các bà mẹ có thể đề phòng hiện tượng này bằng cách trước khi cho trẻ uống mật ong nên chưng cất cẩn thận và không cho trẻ dùng mật ong đã để ngoài không khí lâu. Khi dùng mật ong nên vừa dùng vừa theo dõi tình trạng của trẻ và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.
Cho trẻ uống mật ong thế nào mới đúng?
Nên pha mật ong với nước nóng dưới 40 độ C hoặc nước sôi để nguội rồi mới uống, bởi mật ong pha loãng dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp. Nên lưu ý là không pha mật ong với nước sôi hoặc hấp chín, bởi vì nấu nóng một cách không hợp lý sẽ làm mất dinh dưỡng trong mật ong.
Thời gian cho trẻ uống mật ong cũng phải chú ý, thường là cho uống trước bữa ăn chừng 1 tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng là tốt nhất. Uống mật ong vào những thời điểm này không ảnh hưởng tới bữa ăn của bé, lại có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, khiến cho trẻ ăn càng ngon miệng. Đối với những trẻ ngủ không được ngon giấc, mỗi tối trước khi đi ngủ cho uống mật ong có thể giúp cho bé ngủ được ngon giấc, vì trong mật ong có tác dụng an thần và cải thiện giấc ngủ.
Tổng hợp: http://www.mat-ong.net/