Từ xa xưa, mật ong đã được biết đến là một thứ chất lỏng lành, được kiểm chứng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp.
Tác dụng của mật ong với sức khỏe
Nhờ thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này, người xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi... Là một chất dinh dưỡng, một vị thuốc tuyệt hảo, nhưng mật ong vẫn có thể trở thành chất độc nếu không biết bảo quản, sử dụng đúng cách.
Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc đặc biệt của Đông y.
Mật ong có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc : Dùng thường xuyên cho người lớn và trẻ em lớn hơn 1 tuổi rưỡi, pha 2 thìa mật ong với nước ấm không quá nóng, không quá lạnh), uống vào buổi sáng khi chưa ăn gì vào bụng. Tốt nhất khoảng 10 – 15 phút sau thì ăn sáng.
Người ta cũng thấy rằng mật ong đánh kèm với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ giúp da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh.
Một tác dụng nữa của mật ong là khi trộn mật ong trộn bột tam thất ăn mỗi bữa một chén còn có tác dụng hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.
Ngoài ra, mật ong có tác dụng rất tốt với những người yếu tim, kích thích hoạt động của tim. Ngoài ra mật ong còn có nhiều cách sử dụng khác như được pha thêm vào trà để uổng buổi sáng, hoặc khi uống sẽ làm giảm nồng độ, dễ uống và chống say, dùng làm bánh thay đường… thậm chí làm thịt gà bằng nước mật ong cũng làm gà thơm và ngon hơn!
Tác dụng an thần, dễ ngủ: Buổi tối trước khi đi ngủ hoà 2 – 3 thìa mật ong vào một cốc sữa ấm, uống từ từ từng ngụm nhỏ sẽ giúp ngủ rất nhanh và sâu. Rất nhiều người dùng phương pháp này thay cho thuốc ngủ cho hiệu quả rất tốt mà hoàn toàn không bị tác dụng phụ.
Tác dụng chống cảm lạnh : Hãy sử dụng 2 – 3 thìa mật ong thêm vào một cốc nước chanh nóng sẽ có tác dụng tốt cho người bị cảm lạnh
Chữa tưa lưỡi trẻ em: Dùng gạc sạch (hoặc mật ong tẩm vào bông) thấm mật ong, quấn vào ngón tay, thoa đi thoa lại miệng lưỡi nhiều lần.
Chữa ho: Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong, ngâm khoảng 1-2 giờ sau đó ngậm sẽ đỡ ho ngay.
Chống nhiễm trùng khi da bị trầy xước, làm đẹp: Làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.
Các dịch vụ săn sóc da, Spa rất hay dùng mật ong để tái tạo da, làm sạch da,…
Chữa bệnh đau dạ dày: Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. Còn cái này là của nước ngoài, rất đơn giản: 1 thìa mật ong + nước chanh vắt + nước ấm, uống trước khi ăn chữa đau dạ dày.
Tác dụng trị viêm loét dạ dày tá tràng : Mật ong 100ml chưng cách thủy uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 2- 3 tuần. Hoặc mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì với nước lấy 200ml rồi hòa mật ong chia uống 2-3 lần trong ngày.
Khả năng kháng sinh và chống nhiễm khuẩn : Mật ong thường được dùng trong dân gian như một loại thuốc điều trị các vết thương nhẹ, vết bỏng, bệnh ngoài da. Ong dùng mật ong để nuôi các ấu trùng, do đó trong mật chứa các enzim kháng khuẩn để giúp bảo vệ ấu trùng.
Tác dụng với người cao huyết áp: Với người huyết áp cao, dùng một ngày hai lần: 1 thìa mật ong + nước ép gừng+ hồi xay nhỏ.
Trị thiếu máu: Mật ong 80g thìa uống 3 lần trong ngày.
Điều trị nhọt độc, ung thũng: Dùng mật ong trộn với hành cũ giã nát đắp lên tỗn thương.
Chữa trị ngộ độc ô đầu: Mật ong uống nhiều lần, mỗi lần 1- 4 thìa với nước ấm.
Trị viêm gan : Mật ong và sữa ong chúa lượng bằng nhau, uống mỗi ngày 20g, 20 ngày là 1 liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
Trị bỏng: Dùng mật ong bôi sẽ mua khỏi, mau lên da non
Trẻ mới sinh không bú: Mật ong 1 thìa, mở lợn 1 thìa, cam thảo tán bột 2 đồng cân, cùng đun lên rồi cho trẻ uống tư từ.
Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.
Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Việc uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giảm béo.
Giúp sáng mắt: Pha một thìa mật ong vào nước ép cà rốt, uống trước khi ăn sáng khoảng một giờ; bạn sẽ có đôi mắt trong sáng, tia nhìn tinh anh.
Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.
Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Việc uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giảm béo.
Trị hen: Trộn 1/2 g bột tiêu đen với mật ong và nước ép gừng, uống 3 lần/ngày.
Tác dụng với phụ nữ đang trong kỳ “đèn đỏ” :
Tác dụng giảm đau :
Một chuyên gia khoa sản của Mỹ đưa ra một phương án giúp giảm nhẹ cơn đau: Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng thêm vào một thìa mật ong, như thế sẽ giảm nhẹ thậm chí tiêu trừ hết cơn đau.
Mật ong là một loại dinh dưỡng tự nhiên, tính hòa, nhuận phổi nhuận tràng. Mật ong bao hàm vitamin, khoáng chất và thành phần đường ưu chất có thể thiêu đốt năng lượng trong cơ thể, đồng thời có thể “thanh lọc” cơ thể, làm cho cơ thể phục hồi lại chức năng bài tiết chất cũ mới mà trước đây bị mất đi, cải thiện chứng táo bón và cân bằng đương huyết.
Ngoài ra, trong sữa chứa nhiều kali và trong mật ong giàu ma-giê, có tác dụng làm cân bằng tâm trạng, giảm đau bụng kinh, phòng chống viêm nhiễm và giảm bớt lượng máu chảy ra.
Tác dụng giữ ấm :
Mật ong thuộc tính nóng, có thể tránh được sự kích thích của hàn lạnh khi bị mưa ướt. Khi có “đèn đỏ” không nên bơi lội hoặc ngồi ở nơi ẩm ướt, tối tăm lạnh lẽo hoặc nơi hút gió hay điều hòa và quạt. Chị em cũng không nên rửa chân hoặc tắm bằng nước lạnh,để tránh gây ra rối loạn kinh nguyệt.