Tết sắp đến rồi. Bạn thích đi du xuân, khám phá món ngon nhưng vẫn lo ngại về chứng dị ứng của bản thân, không biết làm sao để tự bảo vệ?
Nguy cơ dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền. Người có cha hoặc mẹ bị dị ứng sẽ có 50% nguy cơ bị mắc bệnh. Nguy cơ này tăng đến 75% nếu cả cha và mẹ đều bị dị ứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ dị ứng ngay cả khi trong gia đình bạn chưa từng có ai bị dị ứng. Nếu bạn hoặc người thân bị dị ứng, hãy nhớ ba lưu ý sau đây.
Tránh Stress và rèn luyện thể thao để tăng sức đề kháng.
Stress là tác nhân gây dị ứng mà không phải ai cũng biết. Nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện trên 3.000 người từ 24–74 tuổi chứng minh rằng người bị stress thường nhạy cảm với dị ứng hơn. Các bác sỹ cũng nhận định stress sẽ khiến người đang mắc bệnh dị ứng thêm trầm trọng. Vì vậy, nếu đang mang trong mình chứng dị ứng, bạn cần giữ tinh thần luôn thật thoải mai, tránh lo âu, phiền muộn để sức khỏe được tốt hơn.
Hơn nữa, dị ứng là biểu hiện cụ thể nhất của sức đề kháng đang xuống dốc. Để lấy lại “phong độ” cho hệ miễn dịch cơ thể, bạn cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học. Đặc biệt, việc bổ sung đầy đủ vitamin C là liều thuốc phòng ngừa và điều trị dị ứng hiệu quả mà it tốn kém nhất.
Ghi nhớ và tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Dị ứng hô hấp:
Bệnh này bao gồm viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa) là chứng bệnh ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của 20% dân số nước ta. Do đó, nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần:
Giữ ấm cơ thể và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Vệ sinh mũi thường xuyên.
Tránh bụi bẩn và phấn hoa bằng cách: sử dụng áo bọc chống bụi cho mền và gối; thường xuyên hút bụi, giũ thảm; hạn chế đi dạo trong vườn cây; đeo khẩu trang khi làm vườn, hút bụi, lau dọn nhà cửa; không hút thuốc trong nhà, xe hơi.
Dị ứng da
Nếu bị dị ứng da, bạn cần:
Mang găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa.
Không dùng các hóa chất, mỹ phẩm từng khiến mình bị dị ứng.
Tắm rửa, gội đầu để loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn bám trên cơ thể sau khi ra ngoài về.
Tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
Tránh xa các khu vực có nhiều nấm mốc như tầng hầm, nhà xe, mùn ủ cây trồng.
Dị ứng tiêu hóa:
Không ăn thức ăn chứa thành phần khiến cơ thể bị dị ứng như hải sản, thịt gà, bò.…
Nếu ăn ở nhà hàng, bạn nên hỏi r. về thành phần và phương pháp chế biến món mình sẽ ăn.
Nên ăn thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến sẵn. Nếu ăn thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần xem kỹ thông tin trên nhãn để đảm bảo không có các thành phần gây dị ứng cho bản thân.
Mang theo bên mình thuốc chống dị ứng
Cách đơn giản nhất để trị dị ứng là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Song, thực tế việc này rất khó thực hiện, nhất là các tác nhân lan truyền trong không khí. Vi vậy, nếu có tiền sử bị dị ứng, bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng để nhanh chóng loại bỏ sự kho chịu do dị ứng gây ra. Đây còn là cách dự phòng trước khi buộc phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đặc biệt, để ngừa sốc phản vệ (triệu chứng nặng nhất của các loại dị ứng, có thể gây tử vong).
Thuốc chống dị ứng khá phổ biến (kê đơn va không kê đơn) bao gồm thuốc histamine, chống sung huyết, thuốc phối hợp, corticosteroid. Hiện nay, thuốc điều trị dị ứng kháng histamine thế hệ hai với hoạt chất gốc loratadine do công ty Schering Plough (Mỹ) sản xuất, là một trong những loại thuốc được giới chuyên môn khuyến khích sử dụng để điều trị cả viêm mũi dị ứng và bệnh do da dị ứng. Không chỉ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, hiệu quả kéo dài 24 giờ mà thuốc còn có ưu điểm: không gây buồn ngủ, không tác dụng phụ và dùng được cho thai phụ.
(Nguồn: CLB Sức khỏe)
Nguy cơ dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền. Người có cha hoặc mẹ bị dị ứng sẽ có 50% nguy cơ bị mắc bệnh. Nguy cơ này tăng đến 75% nếu cả cha và mẹ đều bị dị ứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ dị ứng ngay cả khi trong gia đình bạn chưa từng có ai bị dị ứng. Nếu bạn hoặc người thân bị dị ứng, hãy nhớ ba lưu ý sau đây.
Tránh Stress và rèn luyện thể thao để tăng sức đề kháng.
Stress là tác nhân gây dị ứng mà không phải ai cũng biết. Nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện trên 3.000 người từ 24–74 tuổi chứng minh rằng người bị stress thường nhạy cảm với dị ứng hơn. Các bác sỹ cũng nhận định stress sẽ khiến người đang mắc bệnh dị ứng thêm trầm trọng. Vì vậy, nếu đang mang trong mình chứng dị ứng, bạn cần giữ tinh thần luôn thật thoải mai, tránh lo âu, phiền muộn để sức khỏe được tốt hơn.
Hơn nữa, dị ứng là biểu hiện cụ thể nhất của sức đề kháng đang xuống dốc. Để lấy lại “phong độ” cho hệ miễn dịch cơ thể, bạn cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học. Đặc biệt, việc bổ sung đầy đủ vitamin C là liều thuốc phòng ngừa và điều trị dị ứng hiệu quả mà it tốn kém nhất.
Ghi nhớ và tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Dị ứng hô hấp:
Bệnh này bao gồm viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa) là chứng bệnh ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của 20% dân số nước ta. Do đó, nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần:
Giữ ấm cơ thể và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Vệ sinh mũi thường xuyên.
Tránh bụi bẩn và phấn hoa bằng cách: sử dụng áo bọc chống bụi cho mền và gối; thường xuyên hút bụi, giũ thảm; hạn chế đi dạo trong vườn cây; đeo khẩu trang khi làm vườn, hút bụi, lau dọn nhà cửa; không hút thuốc trong nhà, xe hơi.
Nếu bị dị ứng da, bạn cần:
Mang găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa.
Không dùng các hóa chất, mỹ phẩm từng khiến mình bị dị ứng.
Tắm rửa, gội đầu để loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn bám trên cơ thể sau khi ra ngoài về.
Tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
Tránh xa các khu vực có nhiều nấm mốc như tầng hầm, nhà xe, mùn ủ cây trồng.
Dị ứng tiêu hóa:
Không ăn thức ăn chứa thành phần khiến cơ thể bị dị ứng như hải sản, thịt gà, bò.…
Nếu ăn ở nhà hàng, bạn nên hỏi r. về thành phần và phương pháp chế biến món mình sẽ ăn.
Nên ăn thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến sẵn. Nếu ăn thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần xem kỹ thông tin trên nhãn để đảm bảo không có các thành phần gây dị ứng cho bản thân.
Mang theo bên mình thuốc chống dị ứng
Cách đơn giản nhất để trị dị ứng là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Song, thực tế việc này rất khó thực hiện, nhất là các tác nhân lan truyền trong không khí. Vi vậy, nếu có tiền sử bị dị ứng, bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng để nhanh chóng loại bỏ sự kho chịu do dị ứng gây ra. Đây còn là cách dự phòng trước khi buộc phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đặc biệt, để ngừa sốc phản vệ (triệu chứng nặng nhất của các loại dị ứng, có thể gây tử vong).
Thuốc chống dị ứng khá phổ biến (kê đơn va không kê đơn) bao gồm thuốc histamine, chống sung huyết, thuốc phối hợp, corticosteroid. Hiện nay, thuốc điều trị dị ứng kháng histamine thế hệ hai với hoạt chất gốc loratadine do công ty Schering Plough (Mỹ) sản xuất, là một trong những loại thuốc được giới chuyên môn khuyến khích sử dụng để điều trị cả viêm mũi dị ứng và bệnh do da dị ứng. Không chỉ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, hiệu quả kéo dài 24 giờ mà thuốc còn có ưu điểm: không gây buồn ngủ, không tác dụng phụ và dùng được cho thai phụ.
(Nguồn: CLB Sức khỏe)