Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của các dây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt không nhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể là viễn thị, cận thị, do dây thần kinh hoặc cơ mắt bị bệnh hay chấn thương.
Lác ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác đang trong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt động của các cơ mắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi này, hai tròng mắt không thể cùng nhìn về một hướng, một mắt nhìn vào chỗ trẻ muốn nhìn còn mắt kia sẽ nhìn vào một nơi khác. Người ta phân biệt:
- Lác trong: Mắt nhìn vào trong.
- Lác ngoài: Mắt nhìn ra ngoài.
- Lác dọc: Mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới.
- Lác luân phiên: Lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác.
BS Nguyễn Cường Nam
(Theo Vnexpress.net)